Bật Mí Các Nguyên Liệu Làm Khăn Lạnh Có Thể Bạn Chưa Biết

Ngày đăng: 23/05/2024

Nguyên liệu làm khăn lạnh là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm. Thành phần của khăn ướt có an toàn không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thành phần của khăn ướt và những lưu ý khi sử dụng. Cùng tìm hiểu ngay!

Lợi ích của việc sử dụng khăn lạnh

Khăn lạnh có cấu tạo tương tự khăn ướt, nhưng được đóng gói riêng biệt để sử dụng một lần và làm lạnh trước khi dùng. Được làm từ vải không dệt, khăn lạnh mềm mại, không bị xù lông, có khả năng thấm hút tốt, không gây kích ứng và mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Với 90% là nước tinh khiết và một vài hoạt chất dưỡng ẩm, khăn lạnh có nhiều đặc tính nổi bật, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày như:

Lợi ích khi sử dụng khăn lạnh
Lợi ích của việc sử dụng khăn lạnh
  • Làm sạch đồ vật và các bề mặt bụi bẩn: Khăn lạnh có thể sử dụng để lau các bề mặt như bàn, ghế, và đồ dùng cá nhân. Khi sử dụng khăn lạnh với mục đích này, nên chọn loại khăn có khả năng làm sạch và kháng khuẩn, chứa các chất như cồn Ethanol, Phenoxyethanol, Sodium Benzoate, và Benzalkonium Chloride để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Làm sạch da, vệ sinh cá nhân và làm mát hiệu quả: Với các thành phần an toàn, khăn lạnh có thể lau trực tiếp lên tay, cổ và mặt. Ngoài công dụng làm sạch, khăn lạnh còn có khả năng làm mát vì được làm lạnh trước khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho da, nên chọn khăn chứa các hoạt chất dưỡng ẩm và kháng khuẩn như Sodium Hyaluronate (Hyaluronic Acid), Butylene Glycol, Phenoxyethanol. Tránh các chất bảo quản như Parabens và MIT, vì chúng có thể gây kích ứng da và các bệnh về da.
  • Vệ sinh và làm mát cơ thể: Khăn lạnh giúp lau sạch mồ hôi và vết bẩn trên da nhanh chóng và tiện lợi. Sản phẩm này được làm mát nên có thể sử dụng để làm mát cơ thể trong những ngày nóng bức. Khi chọn khăn lạnh để vệ sinh và làm mát cơ thể, nên chọn các thành phần như nước RO (nước tinh khiết), vải không dệt làm khăn ướt có tỷ lệ sợi tự nhiên cao, và các hoạt chất dưỡng ẩm để giúp da mềm mại.
  • Làm sạch da mặt: Khăn lạnh sử dụng vải không dệt mềm mại, thoáng khí, giúp lau mặt dễ chịu mà không gây tổn thương bề mặt da. Sản phẩm cần đảm bảo không gây kích ứng và tổn thương da, nên chọn loại vải có tỷ lệ sợi tự nhiên cao như cotton, viscose/rayon để đảm bảo mềm mại và an toàn. Tránh sử dụng các hương liệu hóa học vì chúng có thể gây kích ứng da, đặc biệt đối với da nhạy cảm, và cần tránh các chất bảo quản kém chất lượng như Parabens và MIT do khả năng gây dị ứng hoặc các bệnh về da nghiêm trọng.

Các nguyên liệu làm khăn lạnh

Nguyên liệu làm khăn lạnh là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của người sử dụng. Khăn lạnh bao gồm hai phần chính: lõi khăn và vỏ khăn. 

Nguyên liệu bên trong khăn ướt

Mặc dù khăn lạnh được sử dụng thường xuyên, nhưng ít người biết nguyên liệu làm khăn lạnh như thế nào là đạt tiêu chuẩn. Người tiêu dùng thường bỏ qua yếu tố này vì nghĩ rằng không cần thiết. Tuy nhiên, việc hiểu rõ nguyên liệu làm khăn ướt là cơ sở để bạn đánh giá và chọn lựa sản phẩm an toàn cho bản thân và gia đình.

  • Vải – Thành phần quan trọng nhất trong sản xuất khăn lạnh: Vải là thành phần quan trọng nhất để tạo nên một chiếc khăn lạnh chất lượng. Loại vải thường được sử dụng trong khăn ướt và khăn lạnh là vải không dệt spunlace.  Vải không dệt làm khăn ướt được làm từ vật liệu sợi thô. Các loại sợi này được chia thành ba nhóm chính: sợi tự nhiên, sợi nhân tạo tự nhiên, và sợi tổng hợp (sợi hóa học).
Loại sợi Nguồn gốc Các loại vải phổ biến Đặc tính vải
Sợi tự nhiên Được dệt từ sợi có sẵn trong thiên nhiên: thực vật (bông, lanh, gai, tre), động vật (len từ lông cừu, dê, thỏ), tơ tằm Cotton (từ cây bông), tơ tằm, len Mềm mại, an toàn, bền, thấm hút nước tốt, độ co dãn kém, giá thành cao
Sợi nhân tạo tự nhiên Tạo ra từ các polyme cellulose có trong cây bông, gai dầu, gỗ, lanh Nilon, acrylic, viscose (rayon) Mềm mại, thoáng khí, an toàn cho da, giá thành hợp lý, dễ cháy
Sợi hóa học Sản xuất từ nguyên liệu hóa học như than đá, khí đốt, dầu mỏ qua các quá trình biến đổi phức tạp PA (polyamid), PE (polyester), PP (polypropylene) Tuổi thọ cao, khả năng hút ẩm kém, giá thành hợp lý, độ co dãn tốt

Trong đó, các loại sợi thường được sử dụng để làm lõi khăn lạnh gồm: cotton, viscose/rayon, polyester và polypropylene. Sợi cotton và viscose/rayon là sợi tự nhiên nên mềm mại, thấm hút tốt và an toàn cho da. Sợi polyester và polypropylene là sợi “nhựa”, làm từ quá trình tổng hợp hóa chất, có độ bền tốt nhưng khả năng thấm hút kém, không mềm mịn, không an toàn và gây kích ứng da.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn cần lựa chọn tỷ lệ sợi tự nhiên trong vải không dệt làm khăn ướt cho phù hợp. Vải có tỷ lệ sợi tự nhiên cao sẽ mềm mịn, thấm hút nước tốt và lành tính cho da.

  • Nước dùng làm khăn lạnh: Nước chiếm hơn 90% thành phần của khăn lạnh, giữ độ ẩm cần thiết và giúp các hương liệu, hoạt chất hòa quyện. Để đảm bảo chất lượng và an toàn, nước phải được xử lý để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn. Công nghệ lọc nước RO và EDI là hai phương pháp phổ biến và hiệu quả hiện nay.
  • Hương liệu làm khăn lạnh: Hương thơm trên khăn lạnh được tạo nên nhờ chất tạo hương từ hóa chất hoặc thiên nhiên. Các nhà sản xuất có thể tùy chỉnh lượng hương liệu theo nhu cầu, nhiều nhà sản xuất chọn chất tạo hương từ thảo mộc để đảm bảo an toàn.
  • Chất bảo quản: Khăn lạnh thường chứa chất bảo quản như Phenoxyl Ethanol và Paraben để ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn. Dù gây tranh cãi, hai chất này vẫn được sử dụng với nồng độ thấp hơn 1% để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Nguyên liệu bên trong khăn
Nguyên liệu bên trong khăn

>>> Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Khăn Uớt Siêu Hiệu Quả Tại Nhà

Nguyên liệu sử dụng làm vỏ khăn

Một thành phần quan trọng tiếp theo trong nguyên liệu làm khăn lạnh là vỏ khăn, yếu tố tạo nên chiếc khăn lạnh hoàn chỉnh. Vỏ khăn không chỉ đựng mà còn bảo quản khăn bên trong. Hiện nay, trên thị trường có hai loại vỏ khăn chính:

  • Vỏ màng ngọc: Vỏ màng ngọc, hay còn gọi là vỏ thường, được làm từ chất liệu nhựa PVC cao cấp. Loại vỏ này thường có màu trắng sữa hoặc trắng đục với đặc điểm nổi bật là bền, dai, và có độ kéo dãn cũng như đàn hồi tốt. Ưu điểm là giá thành thấp, chất lượng dai, bền, và đàn hồi tốt. Tuy nhiên vỏ khá mỏng. Không ngăn chặn được ánh sáng mặt trời, khiến lõi khăn bên trong dễ mất nước nhanh hơn. Màu sắc hạn chế, chỉ có màu trắng đơn thuần
  • Vỏ màng kẽm: Vỏ màng kẽm, hay còn gọi là màng ghép, gồm hai mảnh ghép lại với nhau, giúp tăng độ bền của bao bì khăn ướt. Lớp ngoài là màng kẽm với chất nhựa bóng hoặc mờ, giúp màu sắc in lâu phai, mang lại tính thẩm mỹ và sự sang trọng cho sản phẩm. Bên trong được tráng lớp kim loại bạc trắng, giúp khăn ướt lâu khô và duy trì độ lạnh lâu hơn. Màu sắc đa dạng như xanh, đỏ đô, vàng mờ, tím than, giúp sản phẩm nổi bật và được ưa chuộng.

Mực in là nguyên liệu quan trọng không kém trong việc sản xuất vỏ khăn lạnh. Mực được sử dụng để in các thông tin như logo, tên thương hiệu, địa chỉ, và thông tin liên hệ của doanh nghiệp nhằm quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Chất lượng mực in ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc và độ bền của thông tin in trên khăn. Nhà sản xuất nên chọn loại mực phù hợp dựa trên đặc điểm sản phẩm cần sản xuất, đảm bảo độ bám tốt và không dễ phai màu. Lựa chọn mực in chất lượng rất quan trọng vì mực kém chất lượng sẽ không có độ bám tốt và dễ phai màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thông tin in trên sản phẩm.

Nguyên liệu làm vỏ khăn lạnh
Nguyên liệu làm vỏ khăn lạnh

Như vậy, việc lựa chọn nguyên liệu làm khăn lạnh, khăn giấy ướt cần dựa vào mục đích sử dụng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người dùng. Mong rằng những thông tin hữu ích mà Quang Trung chia sẻ trên đây có thể giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại