Tổng hợp thông tin về đặc điểm, phân loại cũng như quy trình sản xuất vải không dệt. Cùng In Quang Trung đi khám phá nhé!

"/> Tổng hợp thông tin về đặc điểm, phân loại cũng như quy trình sản xuất vải không dệt. Cùng In Quang Trung đi khám phá nhé!

"> Tổng hợp thông tin về đặc điểm, phân loại cũng như quy trình sản xuất vải không dệt. Cùng In Quang Trung đi khám phá nhé!

">

Vải không dệt là gì? Quy trình sản xuất vải không dệt như thế nào?

Tổng hợp thông tin về đặc điểm, phân loại cũng như quy trình sản xuất vải không dệt. Cùng In Quang Trung đi khám phá nhé!

Vải không dệt là một khái niệm vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, tuy nhiên loại vải này được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Vậy vải không dệt là gì? Quy trình sản xuất vải không dệt gồm những bước nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của In Quang Trung, cùng tìm hiểu nhé!

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là những chất liệu được tạo thành qua tác động của nhiệt cơ khí hay kết dính từ các hạt nhựa tổng hợp thay vì các phương pháp thông thường khác như dệt kim hay dệt thoi. 
Chất liệu vải không dệt rất mỏng, nhẹ và xốp, toàn bộ quá trình đều chỉ kéo sợi mà không có dệt. Thành phần của vải không dệt được tính toán kỹ lưỡng, sau đó trộn và đưa vào máy ép để tạo ra thành phẩm cuối cùng. 



Đặc tính của vải không dệt

So với các loại vải khác trên thị trường thì vải không dệt có những đặc tính sau:
Không sử dụng công nghệ dệt truyền thống 
Như đã nói ở trên thì vải không dệt được tạo ra bằng cách kết hợp các loại hạt nhựa từ dung môi và nhiệt. Do vậy, chúng không sử dụng bất cứ công nghệ dệt truyền thống nào.
- An toàn và thân thiện với môi trường
Với cách sản xuất cùng nguồn nguyên liệu độc đáo nên vải không dệt rất thân thiện với môi trường. Chúng được ưu tiên để sản xuất các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da mặt như khẩu trang, khăn mặt, khăn tắm,... Ngoài ra, quy trình sản xuất vải không dệt cũng không có chất độc hại nên rất an toàn với làn da.
Màu sắc của vải đồng nhất, dễ in ấn
Vải không dệt được đánh giá rất cao về độ đồng đều màu sắc so với các loại vải khác nhờ tính chất của Poly. Bạn có thể kiểm tra màu vải một cách chính xác nhất bằng ánh sáng. Thêm vào đó, bề mặt của vải mềm mại và mịn giúp cho việc in ấn thông tin được dễ dàng và sắc nét nhất.

Nguồn gốc của vải không dệt

Theo nhiều người thì vải không dệt được bắt nguồn từ một số vị lữ hành di chuyển liên tục trên sa mạc trong thời gian dài. Để bảo vệ bàn chân của mình tránh tổn thương thì họ đã đặt các búi len lên dép của mình. Tác động của độ ẩm, nhiệt độ không khí và áp lực bàn chân đã làm cho các búi len đan xen vào nhau và tạo ra một chất liệu xốp mềm. 
Còn ở thế kỷ 19 tại Châu Âu, kỹ sư Garnett đã phát hiện ra công dụng của chất xơ trong ngành dệt may khi mà tình trạng bỏ phí lượng chất xơ tại Anh bấy giờ rất lớn. Từ đó, ông đã nghiên cứu và tạo ra các thiết bị cắt xơ thành sợi để dùng làm ruột gối. Sau một thời gian cải tiến, Garnett dùng keo để liên kết các sợi này và đây chính là tiền thân của vải không dệt. 

Phân loại các loại vải không dệt trên thị trường

Dựa vào quy trình sản xuất vải không dệt thì được chia thành 8 loại, bao gồm:
Vải không dệt Spunlace: Các xơ ngắn và filament hoặc miếng poly sẽ được ép trực tiếp với nhau để tạo thành một mạng lưới sợi. Công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất vải không dệt Spunlace gồm cơ học, kéo sợi hoặc đâm kim. Tại một số nơi sẽ sử dụng cách cán nóng để làm ra loại vải này. 
>>> Xem thêm: Vải không dệt Spunlace là gì? Đặc tính, quy trình sản xuất và ứng dụng của vải Spunlace


Vải không dệt liên kết nhiệt: Quá trình sản xuất ra loại vải này chủ yếu là gia nhiệt và làm mát. 
- Vải không dệt Pulp airlaid: Loại vải này còn có tên gọi khác là giấy không bụi. Các tấm ván sợi gỗ có thể ở một trạng thái sợi duy nhất nhờ ứng dụng công nghệ air-laid. Tiếp theo, các sợi được kết tụ thành màn lưới nhờ phương pháp dòng khí, cuối cùng là gia cố thành vải.
Vải không dệt ướtQuy trình sản xuất vải không dệt ướt sẽ gồm các bước đặt nguyên liệu trong nước để tách sợi đơn, trộn các nguyên liệu khác để tạo hỗn hợp và cuối cùng là tạo màng, gia cố. 
Vải không dệt Spunbond: Các bước sản xuất vải Spunbond gồm ép đùn, kéo sợi polymer, kết lưới, kết dính và liên kết nhiệt, cơ học hoặc hóa học. 
Vải không dệt Meltblown: Các sợi polymer nóng sẽ được tạo sợi bằng cách đùn qua khuôn thẳng có lỗ nhỏ. Tiếp theo, chúng được kéo căng và làm mát, sau đó là tạo lưới, lọc và thành vải. 
Vải không dệt dập kim: Sợi vải được tạo thành bằng cách dập kim. 
- Vải không dệt stitch: Các lớp sợi và lớp lưới được cố định bằng cách sử dụng cấu trúc vòng sợi dệt kim dọc, từ đó các nguyên liệu sẽ được khâu thành vải không dệt.

Quy trình sản xuất vải không dệt

Quy trình sản xuất vải không dệt sẽ gồm những nguyên liệu gồm xơ công nghiệp giấy, xơ công nghiệp dệt và filament. 4 bước cụ thể để chế tạo ra thành phẩm bao gồm: 
- Bước 1: Tạo màng vải không dệt
Ở bước này sẽ sử dụng phương pháp ướt hoặc khí và dùng máy chải để tạo màng. Ngoài ra, một số phương pháp cũng được sử dụng nhiều gồm SB, MB hay kéo màng tốc độ cao,...
- Bước 2: Tiến hành xếp màng xơ 
Sau quá trình tạo màng vải thì các sợi tổng hợp sẽ được xếp theo lớp ngang và dùng máy để kéo dãn. Tiếp đó, các lớp sợi được trộn và uốn lại với nhau để hình thành màng xơ. 
- Bước 3: Liên kết các màng xơ lại 
Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất vải không dệt là liên kết màng xơ. Ở bước này, chúng ta sẽ sử dụng một trong các phương pháp như dùng sóng siêu âm, làm rối thủy lực, hóa học, xuyên kim hoặc kết dính nhiệt và cán lá,... Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất có thể lựa chọn phương pháp cho phù hợp. 
- Bước 4: Xử lý hoàn tất để tạo thành phẩm 
Bước cuối cùng trong quy trình là tráng phủ và đốt lên bề mặt của vải. Sau đó, vải được in và dát mỏng theo yêu cầu riêng của từng khách hàng là hoàn tất. 
>>> Đừng bỏ qua: Địa chỉ cung cấp nguyên liệu vải không dệt làm khăn ướt, khăn lạnh

Ưu nhược điểm của vải không dệt

Mặc dù vải không dệt được sử dụng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng viết rõ về ưu nhược điểm của chúng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu thì đọc ngay phần tiếp theo dưới đây của In Quang Trung:
- Về ưu điểm 



+ Thân thiện với môi trường: Chỉ trong vòng 2-5 năm là chất liệu này có thể phân hủy hoàn toàn nên cực kỳ an toàn với môi trường. 
+ Khả năng chịu lực tốt: Vải không dệt cực nhẹ, thoáng khí và có khả năng thấm hút tốt. Một chiếc túi vải có thể đựng đến 10kg trọng lượng đồ dùng nên phù hợp sử dụng cho nhiều hoàn cảnh như đi mua sắm, đi chơi,...
+ Giá thành rẻ: So với các chất liệu khác như lụa, nhung hay cotton thì vải không dệt có giá thành rẻ hơn. 
+ Màu sắc đa dạng: Màu của vải không dệt rất tự nhiên và đa dạng. Bạn cũng có thể thoải mái chọn hình in trên vải phù hợp với từng thương hiệu. 
- Về nhược điểm 
Do khả năng thấm hút và sự phân hủy tốt trong môi trường tự nhiên nên vải không dệt không thể bảo quản được trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên tiếp xúc với nước sẽ làm vải dễ biến chất và giảm độ bền. Do vậy, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn chọn sản phẩm với chất liệu thích hợp nhất. 
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu thông tin về vải PP không dệt

Ứng dụng của vải không dệt trong đời sống

Với những ưu điểm kể trên, vải không dệt được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, cụ thể:
- Lĩnh vực nông nghiệp
Vải không dệt được sử dụng để làm các màng chắn, ngăn chặn côn trùng, sâu bệnh giúp bảo vệ cây trồng và giữ độ ấm cho hạt mầm phát triển tốt. Thêm vào đó, vải có trọng lượng nhẹ nên dễ sử dụng mà không tốn nhiều sức lực. 
- Lĩnh vực y tế
Trong lĩnh vực y tế, vải không dệt được dùng làm nguyên liệu chính để may áo phẫu thuật, bộ đồ cách ly cho bác sĩ hay khẩu trang y tế. Do quy trình sản xuất an toàn và chất liệu vải mềm mịn nên đảm bảo không gây kích ứng cho da.
Lĩnh vực may mặc 
Do sở hữu độ bền cao và khả năng in ấn hình rõ nét nên vải không dệt cũng được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc. Các túi vải không dệt được dùng trong rất nhiều các sự kiện để giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, người ta còn dùng loại vải này để làm miếng lót quần áo, giày hoặc trang phục biểu diễn. Các sản phẩm phổ biến như băng vệ sinh hay tã bỉm cho bé cũng sử dụng loại vải này do tính an toàn với làn da nhạy cảm.
- Lĩnh vực bảo hộ lao động
Vải không dệt là lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất để tạo ra các thiết bị đảm bảo sức khỏe cho người công nhân như quần áo, giày, mặt nạ chống bụi bẩn hay găng tay,...
- Lĩnh vực hàng không 
Không chỉ ứng dụng trong các lĩnh vực quen thuộc mà vải không dệt còn được sử dụng cả trong lĩnh vực hàng không. Nhờ trọng lượng nhẹ, chất liệu mềm mịn, không xù nên loại vải này ưu tiên dùng sản xuất đồ nội thất trên máy bay hay đồ dùng một lần phục vụ hành khách. 

Mua vải không dệt chất lượng tại In Quang Trung

Như vậy, bài viết trên, In Quang Trung đã cùng bạn đi khám phá về đặc điểm cũng như quy trình sản xuất vải không dệt một cách chi tiết. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất về loại vải này. 


Nếu bạn có nhu cầu nhập vải không dệt chất lượng cao thì có thể liên hệ ngay với In Quang Trung. Toàn bộ vải không dệt ở In Quang Trung đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và kiểm định tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng.
Thêm vào đó, chúng tôi còn cung cấp đa dạng các loại vải với mức giá tốt nhất trên thị trường do không qua đơn vị trung gian. Liên hệ ngay với In Quang Trung để sở hữu sản phẩm vải không dệt ưng ý và nhận dịch vụ hỗ trợ tốt nhất nhé:
- Địa chỉ: Số 14 BT3, Khu đô thị mới Pháp Vân,Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0944.487.383 (TPKD.Mrs Hằng) - 0977 905 666
- Email: pkdinquangtrung@gmail.com
- Website: http://inquangtrung.vn/

Bài viết liên quan

Năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất

Công ty TNHH In và Dịch Vụ - Thương Mại Quang Trung là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm từ vải không dệt và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Liên hệ

Liên hệ

Quý khách hàng cần đặt hàng sản phẩm liên hệ làm đối tác, hợp tác sản xuất kinh doanh vui lòng liên hệ với chúng tôi

0977905666
Scroll to Top